Giải Mã Bộ Tứ Linh Trong Vườn Nhanh Chóng Trong 5 Phút
Bộ tứ linh trong vườn có Sanh, Si, Đa, Đề là cây đa niên, cành lá sum suê. Bài viết sau đây Tintucnhadep sẽ làm rõ hơn đặc điểm của các cây trong bộ này.
1. Cây Sanh – Bộ Tứ Linh Trong Vườn
Cây sanh là một trong bộ tứ linh trong vườn, một loại cây phong thủy không còn lạ lẫm hiện nay. Đây là loại cây thân gỗ phát triển nhanh, có hệ thống cành lá xum xuê. Với đặc điểm đó nên cây sanh là tượng trưng của tài lộc, may mắn cho gia đình. Nếu bạn có dự định trồng cây sanh trước nhà thì nên lưu ý không trồng chỉ có 1 cây. Đó là điều kiêng kị cha ông ta đã truyền lại. Thay vào đó hãy trồng 2 – 3 cây để tạo không khí mát mẻ, tăng dương khí cho ngôi nhà. Và nhớ thường xuyên cắt tỉa, chăm sóc nó để không sinh ra nguồn âm khí xấu ảnh hưởng đến phong thủy ngôi nhà bạn.

>>>Xem thêm Top 13 Cây Phong Thủy Trong Vườn Nhà May Mắn Tài Lộc Nên Trồng
2. Cây Si – Cây Cảnh Phong Thủy
Cây si có hình dáng đẹp, rễ chắc, cành lá xum xuê và phát triển tốt được nhiều người yêu thích. Nó có thể được đặt ở bất kỳ vị trí nào từ sân vườn, trong nhà hay văn phòng. Trong phong thủy, cây si mang lại vận khí tốt, mệnh cát tường cho người sở hữu.

Tuy nhiên không phải đặt hay trồng cây si ở đâu cũng mang lại điềm tốt cả. Theo các chuyên gia phong thủy thì không nên trồng cây si đơn độc trước nhà. Bởi nếu làm như vậy, cây si sẽ che mất ánh sáng mặt trời vào nhà và làm cho âm khí tăng lên, điều này hoàn toàn không hề tốt. Và cũng đừng đặt nó ở chính giữa hay hướng Tây, Tây Nam vì ở những vị trí này yếu tố phong thủy của cây si không tốt cho nhà của bạn.
>>>Bỏ túi ngay 3 Cách Chọn Cây Trồng Dựa Theo Ngũ Hành Mà Nhiều Người Chưa Biết
3. Cây Đa – Cây Cảnh Đẹp
Đa là một trong bốn cây bộ tứ linh trong vườn mà ai cũng biết. Nó cũng là biểu tượng đặc trưng của làng quê Việt Nam. Cây đa tượng trưng cho sức sống dẻo dai, bền bỉ của con người. Nó có ý nghĩa che chở, mang lại bình an trong gia đình. Với loài cây cổ thụ này ít người trồng trước nhà vì theo tín ngưỡng nó không tốt. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều giống đa được tạo ra với kích thước nhỏ và rất đẹp mắt. Màu sắc tươi tắn của nó mang đến không gian sống của chúng ta thêm phần vui tươi cũng như thanh lọc không khí. Cây đa búp đỏ có thể hút bụi, khí độc và cả khói thuốc lá trong không khí. Nó cũng là 1 vị thuốc giúp giải cảm, lợi tiểu, trị mụn…

>>>Đừng bỏ qua 8 Cách Sắp Xếp Những Thành Phần Của Vườn Theo Phong Thủy Phải Biết
4. Cây Bồ Đề – Bộ Tứ Linh Trong Vườn
Đây là loài cây cổ thụ thường được trồng ở chùa, đình, miếu hay bonsai trong vườn nhà. Cây bồ đề có thể làm cây cảnh trang trí, mang lại bóng mát và làm sạch bầu không khí cho mọi người. Hình ảnh của nó mang ý nghĩa tâm linh vô cùng thiêng liêng. Trong phong thủy, cây bồ đề là biểu tượng của sự thức tỉnh, sự giác ngộ, sự may mắn, an lành, tẩy uế những thứ bẩn thỉu. Vì thế nó thường được trồng ở ngay trước nhà với mong muốn cả gia đình đều bình an.

>>>Bạn đang muốn trồng cây cảnh để làm đẹp cho ngôi nhà của mình? Xem ngay Các Loại Hoa Nên Trồng Trong Vườn Nhà Mang Lại An Lành
Ngoài ra, cây bồ đề còn có công dụng làm thuốc chữa bệnh, hạ sốt nhanh. Nhựa cây thì được chế biến thành cao su cứng, thân cây làm đồ thủ công mỹ nghệ rất đẹp. Với quá nhiều lợi ích từ một cây bồ đề, bạn hãy nhanh tay sở hữu cho mình một cây nhé.
Tóm lại, các loài cây của bộ tứ linh trong vườn thường phát triển rất nhanh, rễ nhiều xâm lấn các cây khác , lá sum suê tạo quang cảnh “âm u” nên thường trồng ở các đình, chùa. Trong khi đó nhà ở nên trồng chúng dạng bonsai, trồng làm đại cảnh phía trước cản trở sinh khí luân chuyển không tốt. Tùy theo mục đích sử dụng của chúng mà dạng cây sẽ được chọn. Hy vọng với những chia sẻ của Tintucnhadep.net bạn sẽ hiểu rõ hơn về các loại cây này.