Có những kiến trúc sư nổi tiếng thế giới nhưng lại không hề có bằng cấp. Bạn có tin được điều này không nhưng thực sự chúng là thật. Những tài năng của những kiến trúc sư lão luyện này khiến cho bằng cấp trở nên vô nghĩa. Trình độ và danh tiếng của họ lưu danh cùng với những công trình đẳng cấp tồn tại cho tới ngày nay. Hãy xem những kiến trúc sư nổi tiếng thế giới bên dưới đây đi kèm những tác phẩm của họ như thế nào nhé.
Le Corbusier
Nếu đúng theo truyền thống của cha ông thì Le Corbusiser đã trở thành 1 người thợ chuyên về đồng hồ. Sinh ra và lớn lên tại Thụy Sỹ nơi mà văn hóa đồng hồ đã gắn liền với tên tuổi của đất nước. Tuy nhiên mọi thứ đã thay đổi vào năm 15 tuổi khi giáo viên của ông đã phát hiện ra tài năng của Le Corbusier. Ông cho rằng sẽ thật phung phí tài năng nếu như cứ mải mê với những chiếc đồng hồ. Thay vào đó cậu bé có thể trở thành 1 kiến trúc sư đại tài. Và quả thật như vậy với tài năng thiên bẩm của mình kết hợp với sự giúp đỡ tận tâm của thầy giáo Charles L’ Eplattenier ông đã có những bước tiến bộ vượt bậc. Dự án đầu tiên chính là những công trình tại quê nhà tại Thụy Sỹ.
Tóm tắt đường đời sự nghiệp
- 1907 – 1911 chu du khắp châu Âu để thăm quan, trau dồi kiến thức, phong cách kiến trúc.
- 1912 mở lớp học thực hành kiến trúc.
- 1917 chuyển tới Paris kinh đô thời trang kiến trúc để tiện việc làm việc.
Những công trình nổi tiếng
Sẽ không thể nào trở thành kiến trúc sư nổi tiếng thế giới mà không có những công trình cụ thể. Nếu không sẽ mãi chỉ là hữu danh vô thực mà thôi. Hãy xem những công trình của ông như thế nào mà được xếp vào hàng kiến trúc sư đại tài trên thế giới.
Frank Lloyd Wright
Ông không chỉ biết đến là một trong những kiến trúc sư nổi tiếng thế giới mà ông còn được những người trong nghề mệnh danh là “Nhà kiến trúc sư người Mỹ vĩ đại nhất mọi thời đại” bởi Viện kiến trúc sư Hoa Kỳ. Nhưng thật hài hước, ông lại chưa từng qua trường lớp đào tạo nào và cũng không sở hữu bất cứ một bằng kiến trúc sư nào. Tất nhiên, sau này, với những đóng góp vĩ đại của mình, ông đã được trao bằng tiến sĩ mỹ thuật danh dự khi mà ông đã bước sang ngưỡng tuổi 80 của cuộc đời. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, kết hợp với sự bất mãn hệ thống giao dục đương thời đã khiến cho ông vào năm 1887 buộc phải rời khỏi Đại học Wisconsin tại Madison. Nơi mà ông chỉ vừa mới theo học được một năm tại khoa Xây dựng dân dụng.
Ngay sau đó, thay vì tiếp tục con đường học tập của mình, Frank Lloyd Wright đã chuyển đến Chicago, nơi ông có thể làm việc dưới vai trò trợ lý cho nhà kiến trúc sư J.L. Silsbee. Trong quá trình làm việc, ông đã thử nộp đơn ứng tuyển vào Adler & Sullivan. Thật bất ngờ, ông đã trúng tuyển và làm việc công ty danh tiếng này trong suốt 6 năm tiếp theo. Và cũng tại nơi đây Wright đã được Louis Sullivan đặt nền móng cho mình về kiến trúc, trước khi ông chính thức bắt tay vào làm thực tế năm 1893.
Tuy sự nghiệp của Wright cũng đã bị nhuốm màu bởi không ít bi kịch cũng như những vụ bê bối khác nhau nhưng chúng chẳng thể nào khỏa lấp được hết những đóng góp cũng như sự nổi tiếng vô song mà ông có được trong giới kiến trúc sư Mỹ. Bên cạnh đó, ông cũng không ít lần đưa ra những quan điểm, sự hoài nghi về nền giáo dục chính quy. Điển hình là vào năm 1955 ông đã nhận định rằng “Giáo dục, chắc chắn phải được bắt nguồn từ thực tế. Giáo dục sẽ chỉ cho bạn những điều đã xảy ra, còn nhiệm vụ của bạn là phán đoán về những điều tiếp theo có thể xảy ra. Còn nền giáo dục mà trước giờ chúng ta vẫn hằng theo đuổi, chẳng còn gì để nói cả”.
Trên đây chỉ là 02 trong số những nhà kiến trúc sư nổi tiếng thế giới đã gây dựng được những thành công vô cùng to lớn và danh tiếng cho bản thân mình dù chưa từng có bất cứ bằng cấp nào lĩnh vực này. Không chỉ trong ngành nghề kiến trúc sư, mà ở bất cứ nghề nào cũng sẽ có những con người, dù ở hoàn cảnh nào, họ cũng có thể vươn lên để chứng minh năng lực của mình cho tất cả mọi người thấy. Do đó, bạn đừng quá lo lắng khi gặp phải một khó khăn, trở ngại nào đó, bởi vì, khi điều đó qua đi và khi nhìn lại, bạn sẽ thấy rằng, điều đó thật nhỏ bé mà thôi.